Tuyên truyền Luật người khuyết tật Việt Nam
Ngày 01/01/2011, Luật bảo vệ người khuyết tật đã được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, thay thế cho Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998. Luật bảo vệ người khuyết tật năm 2011 gồm 10 chương và 53 điều.Người khuyết tật mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số trong xã hội nhưng họ là một bộ phận dân cư cấu thành nên cộng đồng xã hội. Trong suốt một thời gian dài, người ta vẫn cho rằng tình trạng bất lợi, thiệt thòi của người khuyết tật là hậu quả không tránh khỏi của sự sút kém về tinh thần, thể chất của người khuyết tật. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, theo đó các chính sách và quy định của pháp luật thường nghiêng nhiều về khía cạnh bảo trợ xã hội với đối tượng rủi ro, bất hạnh cần được nâng đỡ và trợ giúp. Các quy phạm pháp luật về người khuyết tật nằm rải rác ở nhiều loại văn bản pháp quy thuộc các lĩnh vực khác nhau (dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, giáo dục, đào tạo…). Đến nay, cùng với sự thay đổi của cộng đồng quốc tế trong nhận thức và hành động về vấn đề này, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định tương thích có hiệu lực cao để đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật dưới góc độ quyền con người. Điều này thể hiện một chân lý đơn giản nhưng quan trọng rằng người nào cũng là con người và họ phải được tôn trọng, bình đẳng như nhau. Tương ứng với các quyền của từng cá nhân, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng và thực thi các quyền con người. Thêm nữa do tính chất đặc biệt của hệ thống chủ thể (người khuyết tật), do đó việc tiếp cận nội dung pháp lý liên quan đến người khuyết tật cần được giải quyết hài hòa trong mối tương quan về quyền và nghĩa vụ của họ (mà trong đó, với người khuyết tật: "quyền – nhiều như mong muốn; nghĩa vụ – ít như có thể"). Tuy nhiên, điều khó khăn ở đây là liều lượng giữa quyền và nghĩa vụ trong một quan hệ cụ thể của người khuyết tật như thế nào là hợp lý. Như vậy, sự nhận thức các vấn đề liên quan đến người khuyết tật dưới góc độ quyền con người là cơ sở khách quan và thực tiễn cho sự thay đổi, phát triển của luật người khuyết tật với những nội hàm mới về chất và lượng.
Luật người khuyết tật là một nội dung mới được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy pháp luật cho nên khoa học pháp lý nước ta chưa có khái niệm thống nhất về vấn đề này. Tuy nhiên, về phương diện lý luận và từ quan điểm tiếp cận so sánh có thể xem xét khái niệm luật người khuyết tật dưới góc độ đặc thù của đối tượng (người khuyết tật).
Người khuyết tật – trước hết là một con người, nhưng so với những người bình thường họ có những điểm không bình thường. Do đó, luật người khuyết tật vừa đảm bảo cái chung đồng thời chứa đựng cái riêng. Theo nghĩa chung, luật người khuyết tật bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xác định, tổ chức thực hiện và đảm bảo các quyền và trách nhiệm của người khuyết tật nhằm bảo đảm cuộc sống bình thường của họ trong môi trường cộng đồng. Với cách tiếp cận quyền của người khuyết tật dựa trên các quyền con người thì các quan hệ xã hội liên quan đến người khuyết tật trải rộng trên nhiều lĩnh vực: y học, tâm lý, kiến trúc, xây dựng, dân sự, lao động, tài chính, bảo hiểm, hình sự…Các quan hệ này có sự khác nhau nhất định về tính chất, nội dung và khách thể. Với phạm vi điều chỉnh rộng như vậy, luật người khuyết tật là hệ thống các quy tắc xử sự, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo thực hiện các quyền của người khuyết tật. Như vậy, luật người khuyết tật theo nghĩa chung là một lĩnh vực pháp luật bao gồm các quy phạm được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau (Hiến pháp, hành chính, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, an sinh xã hội, tài chính, hình sự…) điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền của người khuyết tật với tư cách là các quyền con người. Theo nghĩa riêng, luật người khuyết tật bao gồm các quy phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ trực tiếp làm phát sinh cũng như cách thức thực thi và đảm bảo các quyền và trách nhiệm cụ thể của người khuyết tật. Cụ thể đó là các quan hệ xã hội nhằm xác định mức độ khuyết tật; quan hệ chăm sóc sức khỏe; quan hệ trong lĩnh vực giáo dục, việc làm, học nghề; quan hệ bảo trợ xã hội; quan hệ về việc xác định trách nhiệm của các chủ thể… với người khuyết tật.
Như vậy, luật người khuyết tật là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đảm bảo các quyền và trách nhiệm của người khuyết tật.
Luật Người khuyết tật năm 2011 gồm 10 chương và 53 điều, cụ thể:
Chương 1. Những quy định chung, gồm 14 điều, từ Điều 1 đến Điều 14 quy định về: Phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, dạng tật và mức độ khuyết tật, quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, chính sách của Nhà nước về người khuyết tật, xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân, trách nhiệm của gia đình, tổ chức của người khuyết tật- vì người khuyết tật, quỹ trợ giúp người khuyết tật, ngày người khuyết tật Việt Nam, hợp tác quốc tế về người khuyết tật, thông tin truyền thông giáo dục, những hành vi bị nghiêm cấm.
Chương 2. Xác nhận người khuyết tật gồm 6 điều, từ Điều 15 đến điều 20 quy định về: Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật, hội đồng xác định mức độ khuyết tật, phương pháp xác định mức độ khuyết tật, thủ tục xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật.
Chương 3. Chăm sóc sức khỏe gồm 6 điều, từ điều 21 đến điều 25 quy định về: Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú, khám bệnh chữa bệnh, trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia kỹ thuật viên sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật.
Chương 4. Giáo dục gồm 5 điều, từ Điều 27 đến Điều 31 quy định về: Giáo dục đối với người khuyết tật, phương thức giáo dục người khuyết tật, nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục, trách nhiệm của cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Chương 5. Dạy nghề và việc làm gồm 4 điều, từ điều 32 đến Điều 35 quy định về: Dạy nghề đối với người khuyết tật, việc làm đối với người khuyết tật, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc.
Chương 6. Văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch gồm 3 điều, từ Điều 36 đến Điều 38 quy định về: Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giải trí và du lịch đối vưới người khuyết tật, tổ chức hoạt động văn hóa thể dục thể thao giả trí và du lịch đối với người khuyết tật, trách nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
Chương 7. Nhà chung cự, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông gồm 5 điều, từ Điều 39 đến điều 43 quy định về: Nhà chung cư và công trình công cộng, lộ trình cải tạo nhà chung cư công trình công cộng, tham gia giao thông của người khuyết tật, phương tiện giao thông công cộng, công nghệ thông tin và truyền thông.
Chương 8. Bảo trợ xã hội gồm 5 điều, từ Điều 44 đến Điều 48 quy định về: Trợ cấp xã hội hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội, chế độ mai táng phí, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
Chương 9. Trách nhiệm của cơ quan, nhà nước về công tác người khuyết tật gồm 2 điều, từ Điều 49 đến điều 50 quy định về: Cơ quan quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật, trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Chương X. Điều khoản thi hành gồm 3 điều, từ Điều 51 đến Điều 53 quy định về: Áp dụng pháp luật, hiệu lực thi hành, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Luật Người khuyết tật được xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc "Luật dựa trên quyền". Đây có thể coi là tín hiệu tốt cho việc bảo đảm quyền của người khuyết tật ở mức độ cao hơn. Nội dung của Luật chứa đựng nhiều quy định về quyền của người khuyết tật trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Đồng thời, Luật Người khuyết tật cũng đã quy định khá đấy đủ và toàn diện trách nhiệm của nhà nước, gia đình, tổ chức và cá nhân đối với công tác người khuyết tật nói chung và việc bảo vệ quyền của người khuyết tật nói riêng.
Sưu tầm :
- Thôn Hạ 1 tổ chức hội nghị tuyền truyền và phát động thi đua xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu :
- Tràng An tổ chức lớp học tin cho cán bộ công chức xã và các ban ngành đoàn thể trong xã về tập huấn chính quyền điên tử .
- Hội nghị tuyên dương các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
- Hội nghị kí chương trình phối hợp giữa UBND với UBMTTQ và các ban ngành , đoàn thể .
- Hội nghị tuyền truyền và phát động thi đua xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu :
- Tràng An tổ chức khai mạc đại hội thể dục thể thao năm 2017 .
- TRƯỜNG THCS TRÀNG AN TỔ CHỨC “NGÀY HỘI TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN” 26/3/2017
- Trường THCS Tràng An đón đoàn kiểm tra của PGD&ĐT thị xã công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2017-2022
- Công tác khám sức khỏe cho trẻ trong toàn trường lần 2
- Hội nghị tuyền truyền xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu :
- Trường THCS Tràng An hưởng ứng Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3
- Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh xã Tràng An lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 - 2022.
- TIÊM VẮC XIN UỐN VÁN CHO CÁC EM GÁI TRƯỜNG THCS TRÀNG AN .
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Đại hội đại biểu lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2017 - 2022)
- Trường Tiểu học Tràng An tổ chức thành công chuyên đề “Dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột”
