GIỚI THIỆU SÁCH HAY TRONG TUẦN: ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ
Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài. Lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt, yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ địa lý Tổ quốc, trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.Để các em hiểu sâu hơn về lịch sử đánh giặc giữ nước và truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, góp phần xây dựng lòng tự hào, tinh thần yêu nước. Hôm nay, cô rất vui được giới thiệu đến các em quyển sách có nhan đề: "Đại Việt thông sử"- Tác giả: Lê Quý Đôn, người dịch: Ngô Thế Long, nhà xuất bản: Nxb Trẻ, gồm quyển 1 và quyển 2.
Các em ạ! Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, được kế thừa và gìn giữ từ hàng nghìn năm. Những truyền thống tốt đẹp ấy chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc. Người dân Việt Nam dù sống và làm việc ở bất kỳ nơi đâu đều có ý thức hướng về cội nguồn.
Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài. Lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt, yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ địa lý Tổ quốc, trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.
Để các em hiểu sâu hơn về lịch sử đánh giặc giữ nước và truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, góp phần xây dựng lòng tự hào, tinh thần yêu nước. Hôm nay, cô rất vui được giới thiệu đến các em quyển sách có nhan đề: "Đại Việt thông sử"- Tác giả: Lê Quý Đôn, người dịch: Ngô Thế Long, nhà xuất bản: Nxb Trẻ, gồm quyển 1 và quyển 2.
Đây là một tác phẩm nằm trong bộ sách Cảo thơm trước đèn, giới thiệu những tác phẩm cổ của văn học Việt Nam. Nội dung sách là lịch sử về quá trình hình thành phát triển của đất nước qua các thời kì lịch sử. Sách chép khá đầy đủ về các đời vua Lê trong một thời gian dài đến hơn một trăm năm từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua.
Trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn có Đại Việt Thông Sử. Đại Việt Thông Sử cũng gọi là Lê Triều Thông Sử là một tác phẩm lớn, viết theo thể kỷ truyện đầu tiên trong lịch sử sử học của Việt Nam. Trong Lời tựa của ông, chính Lê Quý Đôn cũng viết: "Tôi... muốn bắt chước thể kỷ truyện bản kỷ và liệt truyện, sự việc chép theo từng loại, chia riêng ra từng điều cho có hệ thống..."
Ở Phàm Lệ, Lê Quý Đôn viết: "Nay viết sử căn cứ viết từ đời Thái Tổ Cao hoàng đế trở xuống đến Cung Hoàng gọi là bản kỷ, rồi đến các chí, các truyện."
Đọc Đại Việt thông sử, chúng ta thấy Lê Quý Đôn dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và nhiều tài liệu khác. Trong phần "Chư thần truyện", chúng ta thấy Lê Quý Đôn đã sử dụng nhiều tài liệu của các gia phả và bi ký của các công thần.
Trong khi ghi chép các sự kiện, Lê Quý Đôn tỏ ra rất khách quan. Tư tưởng chính thống của Nho giáo khiến ông coi nhà Mạc là "ngụy". Nhưng khi trình bày các sự kiện lịch sử từ lúc Mạc Đăng Dung giết hoàng đệ Xuân (Cung Hoàng) và cướp ngôi vua của nhà Lê, ông đã trình bày các sự kiện đúng như nó có. Do dó, qua Đại Việt thông sử, chúng ta thấy được các việc làm của họ Mạc một cách tương đối rõ ràng.
Đại Việt thông sử, tóm lại, là một bộ sử có giá trị. Giá trị này không những được thể hiện ở chỗ nó được biên soạn đầu tiên theo thể tài kỷ truyện, mà còn thể hiện ở chỗ nó chứa đựng nhiều tài liệu khác mà các bộ sử khác không có. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, các sử thần của Quốc sử quán nhà Nguyễn, khi viết Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã sử dụng nhiều tài liệu của Đại Việt thông sử, Đai Việt thông sử, mặc dầu không còn nguyên vẹn, vẫn là một bộ sách có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI- XVII nói chung và cho thế hệ học sinh trường THCS Tràng An nói riêng.
Thư viện rất mong được phục vụ quý bạn đọc!
NGƯỜI GIỚI THIỆU
Dương Thu Hà
Nhân viên thư viện- Trường THCS Tràng An
- Trường THCS Tràng An tổ chức hội nghị quán triệt, cam kết thực hiện chủ đề năm 2017
- Biện pháp kỹ thuật đầu vụ xuân ấm 2017
- GIỚI THIỆU SÁCH “Cánh thư xanh nâng những ước mơ hồng”
- Trường MN Tràng An tổ chức Tết trồng cây mừng Đảng- mừng xuân Đinh Dậu 2017
- Ngày học đầu tiên của năm mới Xuân Đinh Dậu 2017 tại Trường mầm non Tràng An.
- Trường mầm non Tràng An trao quà tết cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
- Trường THCS Tràng An trao quà tết cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Đinh Dậu 2017
- Hội nghị tổng kết thi đua khen thưởng năm 2016- Gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu năm 2017 .
- Trao quà cho học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017
- Tràng An phát động lễ ra quân "Ngày chủ nhật xanh".
- Đảng bộ xã Tràng An . Lễ trao huy hiệu Đảng ( Đợt 2/9,7/11/2016 ) -Tổng kết công tác năm 2016.
- Trường THCS Tràng An trao quà cho hộ nghèo xã Tràng An.
- Trường Tiểu học Tràng An tổ chức Lễ sơ kết học kỳ I năm học 2016-2017
- HĐND khóa XX( Nhiệm kì 2016 - 2021) - Kì họp thứ 3 .
- Hội nghị học tập quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ tư BCH trung ương Đảng khóa XII ".
