Trường THCS Tràng An tổ chức chuyên đề dạy học Stem

Giáo dục Stem là một phương thức giáo dục tích hợp nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Trong bài học STEM, thông qua việc vận dụng các kiến thức và kĩ năng của nhiều lĩnh vực để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, người học có cơ hội phát triển các kĩ năng quan trọng của thế kỉ 21 như tư duy duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.


      Thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch tháng 4, chiều ngày 29/04/2021 trường THCS Tràng An tổ chức chuyên đề dạy học Stem với chủ đề "Thiết kế và chế tạo chiếc cầu bập bênh" do đồng chí Trần Thị Liên thực hiện. Về dự với chuyên đề có đồng chí  Nguyễn Thị Hạnh - Bí thư Chi bộ - Phó hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các đồng chí giáo viên trong hội đồng Sư phạm.

    Trong không khí hân hoan chào mừng ngày Giải phóng Miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao Động 1/5 tiết học diễn ra hết sức sôi nổi, các em học sinh hăng say, tích cực hoạt động.Tiết học dựa trên ý tưởng trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Với tiết học này học sinh có thể áp dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày có ứng dụng trung điểm của đoạn thẳng.Từ kiến thức về trung điểm đoạn thẳng học sinh ứng dụng làm đồ chơi " cầu bập bênh". Mặc dù đó là trò chơi đơn giản nhưng được xây dựng có hệ thống, có sự kết nối giữa các nhóm với nhau nên tiết học đã tạo được sự hứng thú trong học tập, tinh thần say mê nghiên cứu tìm tòi của học sinh.

Một số hình ảnh chuyên đề dạy học chủ đề STEM.

 

Áp dụng giáo dục STEM vào giảng dạy đã mang lại cho học sinh hứng thú trong học tập; học sinh được trang bị những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học giúp tiết học không đơn điệu, nhàm chán. Kiến thức, kĩ năng được tích hợp giúp học sinh không chỉ hiểu nguyên lí mà còn thực hành làm ra các sản phẩm từ kiến thức đã học. Qua tiết dạy STEM các em được hoạt động nhóm, tạo được gắn kết giữa các cá nhân để làm ra sản phẩm hiệu quả. Đồng thời giúp học sinh có tư duy sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Giáo dục STEM không chỉ đòi hỏi giáo viên phải thuần thục trong việc kết hợp kiến thức liên môn để giảng dạy cho học sinh mà còn đề cao sản phẩm thực tiễn trong quá trình học tập.

                                                                                                                                      NGÔ DUNG


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Mới nhất